Trong ngày siêu bão, mẹ tôi cướp nhà cho em trai

[4/5]: Chương 4

Nói cách khác thì chiếc xe giờ đã thành phế phẩm, nổ máy là nước sẽ tràn vào và chec máy ngay. Họ hoàn toàn bị kẹt lại trong khu dân cư này.


Uyên Uyên tròn mắt nhìn sang tôi rồi hỏi: “Chị ơi, đồ của họ đâu hết rồi?”


Bố nuốt trọn miếng bò viên đang nhai trong miệng, bình thản trả lời:


“Chắc chắn là mấy nhà bên cạnh thấy gã béo kia lôi được hàng, nên cũng tranh thủ ra vét một lượt rồi.”


“Uyên Uyên, chuyện này người ta gọi là gì con biết không?”


“Biết chứ, Uyên Uyên biết!” Em gái cười tươi rồi hớn hở nói: “Là… ‘Tham thì thâm!’”


Tôi và bố cùng phá lên cười: “Con bé thông minh quá đi mất!”


11.


Lúc này đã là xế chiều, cả nhóm người của mẹ tôi đã kiệt sức và cũng chẳng còn thời gian hay sức lực để leo thêm một tòa nhà nào nữa.


Cuối cùng chỉ đành gom góp chút đồ còn lại từ trong xe rồi lết lên tầng ba, ngồi tạm trong hành lang để nghỉ chân.


Hầu hết vật tư đều đã bị hàng xóm khuân sạch, chỉ còn sót lại một gói bánh cùng hai chai nước khoáng từng bị uống dở… Chắc là người ta chê dơ nên không lấy.


Bốn người tròn mắt nhìn nhau, ánh mắt cuối cùng cùng rơi xuống hai chai nước tội nghiệp kia. Triệu Tuấn là người đầu tiên không nhịn nổi, nó vừa thò tay ra thì đã bị cậu tôi vỗ mạnh một cái ngăn lại.


Cậu tôi trước nay vẫn là loại người khôn lỏi và giỏi diễn kịch hơn ai hết.


Giờ phút này, con đường duy nhất của ông ta là trông chờ mẹ tôi tìm ra chúng tôi. Nên càng phải làm ra vẻ biết ơn, cùng trung thành tuyệt đối với bà.


Cậu nâng chai nước lên, trịnh trọng đưa cho mẹ tôi trước. Mẹ tôi cảm động tới mức nước mắt giàn giụa.


Bà vừa khóc vừa xua tay từ chối, sau đó ôm lấy Triệu Tuấn vào lòng mà dịu dàng đưa chai nước cho đứa nhỏ uống.


Triệu Tuấn uống hai ngụm, rồi đến lượt cậu và mợ tôi mỗi người nhấp một ít. Chỉ có mẹ tôi là cắn răng chịu đựng, cổ họng đã khô rát đến mức khản tiếng mà vẫn nhất quyết không uống một giọt.


Tôi nhìn thấy cảnh đó qua ống nhòm, trong đầu bỗng hiện về ký ức ở kiếp trước. Khi tôi và Uyên Uyên dạt trôi trên chiếc xuồng hơi.


Lúc ấy tôi đã chèo thuyền liên tục hai ngày, vừa đói vừa khát đến hoa mắt chóng mặt. Trước mắt chỉ toàn sao bay, tất cả động tác hoàn toàn là dựa vào một ý chí sống còn mong manh và gắng gượng.


Uyên Uyên mắt tinh, con bé bất ngờ nhìn thấy trên mặt nước có một chai nước khoáng trôi lềnh bềnh.


Dưới ánh mặt trời, bên trong chai vẫn còn một phần tư nước.


Con bé vội bảo tôi chèo đến gần rồi không màng nguy hiểm mà thò người ra, cố gắng nhặt chai nước đó đưa cho tôi.


Rõ ràng chính con bé cũng sắp kiệt sức vì đói và khát, vậy mà vẫn cố nhường tôi uống trước vì tôi là người đang cầm mái chèo và gồng gánh cả đoạn đường.


Tôi còn chưa kịp nói ‘Em uống trước đi’, thì mẹ tôi đã nhào tới giật lấy chai nước từ tay Uyên Uyên.


Bà mở nắp rồi ngửa cổ tu sạch những giọt cuối cùng, uống xong còn tức tối làu bàu: “Chỉ có nhiêu đây thôi hả? Con ranh này đi tìm nước mà cũng vô dụng!”


Trong mắt bà, người nhà mãi mãi chỉ có cậu tôi và cái gia đình đó… Tôi hận, hận chính mình kiếp trước sao không sớm tỉnh ngộ.


Tôi từng ngu ngốc đến mức khát khao một chút tình mẹ từ người như thế. Còn bây giờ trong lòng tôi, bà ta chỉ xứng với bốn chữ: ‘Chec cũng không đáng tiếc.’


12.


Leo suốt bốn mươi tầng lầu, lại chưa kịp ăn trưa nên cả nhóm người của mẹ tôi sớm đã đói đến hoa mắt chóng mặt.


Nhưng số vật tư còn lại chỉ đủ cho Triệu Tuấn ăn một mẩu bánh quy nhỏ, mấy người lớn thì chẳng dám động đến chút nào.


Dù sao cũng chỉ còn từng ấy lương thực, mà chẳng ai biết lúc nào mới tìm ra được chúng tôi.


Thấy vở kịch tạm thời hạ màn, tôi kéo Uyên Uyên về phòng ngủ trưa. Trẻ con đang tuổi ăn tuổi lớn nên giấc ngủ là quan trọng nhất, mà tâm trạng bây giờ lại đang thoải mái nên con bé chẳng mấy chốc đã ngủ say.


Chờ Uyên Uyên ngủ rồi, tôi quay lại tiếp tục muối dưa và làm thịt mặn.


Bố cũng vào phụ giúp, hai bố con vừa làm vừa trò chuyện rôm rả khiến thời gian trôi qua lúc nào không hay.


Tối đến, bố mang ra đĩa thịt kho tàu vừa mới nấu xong rồi đặt lên bàn gọi với vào phòng: “Đến giờ ăn rồi!”


Ngay lúc ấy, đám người mẹ tôi ở dưới tầng mới bắt đầu lấy lại sức và tiếp tục làm ầm lên.


Mẹ tôi chụm tay làm loa, ngửa mặt lên trời hét to: “Trương Quốc Cường! Ông đang ở đâu?”


Sau đó lại khóc lóc thảm thiết: “Tôi sai rồi… thật sự sai rồi! Cầu xin ông… Xin ông giúp tôi thêm một lần cuối. Hinh Hinh, Uyên Uyên! Chẳng lẽ các con thật sự nhẫn tâm nhìn mẹ chec đói sao?”


Nhưng thứ đáp lại bà chỉ là tiếng quạ “quạ quạ” bay ngang bầu trời, réo lên rồi vụt mất.


Không được ai hồi đáp, bà ta lập tức đổi giọng mà trở mặt còn nhanh hơn lật bánh tráng. Dù sao thì trước giờ bà luôn là kẻ nói một là một trong nhà, có khi nào phải cúi đầu nhún nhường với ai đâu?


“Các người sao có thể độc ác đến vậy? Cố tình giăng bẫy để tôi sa vào, còn bản thân thì trốn đến đây sống sung sướng!”


“Không có tính người, cái đồ bỏ mặc vợ và mẹ đến chec. Các người xứng đáng làm người à?!”


Bố tôi chỉ nhấc tay khẽ ra hiệu, tôi hiểu ý mà đi đóng hết cửa sổ lại. Thế giới lập tức yên ắng trở lại.


“Ồn quá, không thể để bà ta làm ảnh hưởng đến tâm trạng thưởng thức món ngon của chúng ta được.” Bố nhíu mày rồi nói.


Tôi và Uyên Uyên nhìn nhau cười rồi gắp miếng thịt kho bỏ vào miệng: “Ưm… ngon quá! Thật sự rất ngon!”


13.


Triệu Quyên muốn dùng đạo đức để trói buộc chúng tôi, nhưng bây giờ có khác gì tận thế đến đâu. Ai còn bận tâm chuyện đó chứ?


Lúc này, ai cũng chỉ cầu mong được sống. Vì sự sống mà người ta sẵn sàng chà đạp cả nhân tính.


Huống hồ chúng tôi còn chẳng hề giec bà ta, chỉ đơn giản là bỏ mặc. Ngay cả mấy người ở cùng tòa nhà bà ta đang trú cũng chẳng buồn hó hé.


Dù gì họ cũng vừa mới ‘tiện tay’ dọn sạch đồ trong xe nhà Triệu Kiện thì làm sao dám lên tiếng, để lộ vị trí của mình là một tối sách?


Vậy nên suốt cả đêm đó, không một ai trả lời họ.


Sáng hôm sau, Triệu Quyên và Triệu Kiện lại cắn răng bò lên một tòa nhà khác. Lần này họ khôn hơn một chút, nên bảo thím tôi và Triệu Tuấn ở lại tầng dưới chờ.


Tiếc rằng… vẫn chọn nhầm tòa.


Ngày thứ ba, Triệu Kiện chính thức kiệt sức. Ông ta không nhúc nhích nổi nữa, chỉ còn lại một mình mẹ tôi lết lên từng bậc thang.


Nhưng bà ta vẫn… lại chọn nhầm tòa nhà bên cạnh.


Đến ngày thứ tư, cả nhóm đã đói tới mức bước đi còn không nổi chứ nói gì đến chuyện leo lầu. Triệu Kiện cuối cùng cũng cắn răng, mặc kệ tiếng gào khóc của Triệu Tuấn mà ép mẹ tôi ăn hết nửa gói bánh quy.


Ăn xong, mẹ tôi bị lôi đi và tiếp tục trèo. May mà lần này, bà ta… đã tìm đúng.


Leo đến tầng 34, gắng gượng lắm mới bò được đến lối sang tầng 35. Nhưng ngay tại đó, bà ta bị chặn lại bởi sợi xích nặng trịch khóa chặt cánh cửa.


Tôi dắt tay Uyên Uyên đứng phía sau cánh cửa sắt, lặng lẽ nhìn về phía bên ngoài.


Trước tiên là tiếng reo mừng phấn khích vang lên ngoài hành lang: “Đúng rồi! Chính là đây!”


Nhưng khi đẩy cửa mãi không nhúc nhích, giọng nói đó lập tức biến thành tiếng gào rú thất vọng. Bà ta gào lên đủ thứ lời lẽ bẩn thỉu, nguyền rủa chúng tôi ba người bằng giọng the thé như kẻ phát điên.


Tôi bịt tai Uyên Uyên lại, nhẹ giọng dỗ dành con bé đừng sợ rồi quay người định rời đi.


Đúng lúc ấy, Triệu Quyên nghe thấy giọng tôi thì lại càng điên cuồng hơn. Bà ta dốc hết sức lực đập cửa khiến sợi xích rung lên bần bật: “Hinh Hinh, là con đúng không? Mau mở cửa cho mẹ đi!”


Tôi quay đầu lại, lạnh lùng nhìn về phía cánh cửa sắt. Khóe môi nhếch lên: “Dựa vào đâu chứ?”


“Bởi vì mẹ là mẹ của con!” Bà ta vừa cố gắng kéo lấy cánh cửa, vừa gào thét.


“Buồn cười, bà mà cũng xứng đáng gọi là mẹ sao?” Tôi lạnh lùng nói.


14.


Mặc cho Triệu Quyên đứng bên ngoài gào khóc, chửi rủa cùng nguyền rủa đến phát điên. Thì ba bố con tôi vẫn dửng dưng như không.


Về sau bố tôi xuống lầu xem thử, thì phát hiện Triệu Kiện và cả nhà của ông ta cũng đã lết được lên đến nơi.


Nhưng thay vì đón chờ một bữa đại tiệc như họ tưởng tượng, thứ đón tiếp họ lại là một cánh cửa bị khóa chặt bằng xích sắt. Mấy người bọn họ lập tức sụp đổ.


Lần đầu tiên, Triệu Kiện không nhịn được nữa mà nổi cáu mắng Triệu Quyên: “Tại sao chị không nói sớm? Cái rìu duy nhất thì bỏ lại trong xe mất rồi, giờ lại phải trèo xuống rồi trèo lên một lần nữa!”


Tôi vừa ăn cơm hộp tự làm nóng, vừa quay sang nói với bố: “Lúc nãy bà ta có hét xuống dưới là cửa bị khóa đấy chứ, con nghe thấy rõ mà.”


Tòa nhà mất điện đã mấy hôm, trong nhà chẳng còn nguyên liệu tươi nữa nhưng được ăn cơm no bụng thế này đã là hạnh phúc lắm rồi.


Bố uống một ngụm nước, rồi nháy mắt với tôi: “Bố cũng nghe thấy.”


Chẳng qua gia đình nhà kia quá phấn khích, cứ ngỡ đã tìm được nơi trú thân nên cố tình bỏ qua những lời không thuận tai mà thôi.


“Nhưng mẹ con cũng chẳng cãi lại, chỉ tự mình ráng sức quay lại lấy đồ.” Tôi bật cười, vừa tức vừa buồn: “Bà ấy đúng là một lòng một dạ với nhà đó, không biết phải đến mức nào mới chịu tỉnh ngộ ra đây.”


Đột nhiên, tôi hơi lo lắng hỏi: “Bọn họ có khả năng mang được đồ lên không ạ?”


Bố nghiêm mặt đáp: “Có đấy!”


“Vậy… cái cửa của nhà mình…” Uyên Uyên nghe thế cũng hồi hộp nhìn bố chằm chằm.


Bình luận (0)
Đăng ký tài khoản (5s xong)

Hãy là người bình luận đầu tiên