1.
“Cộc cộc cộc.”
Tiếng gõ cửa quen thuộc vang lên, tôi theo phản xạ cau mày.
Khoan đã, chẳng phải tôi vừa vì đầu óc lơ mơ. Bước ra đường mà không nhìn xe rồi bị một chiếc ô tô vượt đèn đỏ đ.â.m chec sao?
Chẳng lẽ… tôi sống lại rồi?
“Dậy ăn sáng đi.” Tiếng gõ dừng lại, giọng mẹ tôi đầy bực dọc vang lên. Một lần nữa xác nhận linh cảm của tôi là đúng.
Ở kiếp trước, hôm đó là cuối tuần nên tôi về nhà. dự định ngủ một giấc thật ngon để chuẩn bị cho buổi phỏng vấn quan trọng vào sáng hôm sau, cơ hội này tôi đã chờ đợi từ rất lâu rồi.
Phải đảm bảo ngủ đủ mới có thể dốc toàn lực.
Ngay từ tối hôm trước. Tôi đã dặn mẹ rằng sáng mai đừng gọi tôi dậy ăn sáng, tôi cần nghỉ ngơi.
Bà miệng thì ừ ừ liên tục, còn nhiệt tình kéo rèm cho tôi ngủ. Kết quả sáng sớm hôm sau, mới hơn 6 giờ bà đã bắt đầu gõ cửa.
Ban đầu còn nhẹ tay, không thấy tôi phản ứng gì thì liền bỏ đi. Mười phút sau quay lại, tiếng gõ mỗi lúc một lớn hơn và xen lẫn là tiếng mắng đầy cáu gắt:
“Sao còn chưa dậy? Đi làm cũng vậy à?”
“Cơm nước nấu xong hết rồi, cả nhà đang chờ mỗi mình mày đấy.”
“Còn không dậy thì khỏi ăn luôn.”
“Ngủ… Ngủ, suốt ngày chỉ biết ngủ thôi! Không biết dậy giúp việc một tay gì cả.”
“Không có quy củ gì hết, ra ngoài xem có đứa con gái nào lười như mày không?”
“Còn không dậy, tao vào kéo chăn lên bây giờ.”
“Con gái gì mà lười chảy thây thế này, sau này gả đi rồi thì sống ra sao?”
“Còn nằm đấy à? Gọi tới giờ này rồi, sao mày không ngủ tới chec luôn đi cho xong!”
Từ sáu giờ sáng đến tận trưa, bà cứ ra ra vào vào phòng tôi như vậy. Hết mắng lại chửi, chỉ vì tôi không chịu dậy ăn bữa sáng bà nấu.
Cuối cùng tôi đành vùng dậy trong cơn đau đầu choáng váng, ngồi trước bàn ăn mà người còn chưa tỉnh hẳn.
Lúc này bà lại bắt đầu bài ca trách móc. Nào là ăn mặc lôi thôi không chịu trang điểm, ra đường làm bà mất mặt.
“Nhìn mày kìa, quần áo chẳng thay. Mặt mũi bơ phờ, như con nhỏ vô công rồi nghề ấy.”
“Hai mươi mấy tuổi rồi mà coi có ra thể thống gì không?”
“Học cái con bé nhà bên đi, mỗi lần ra đường là sạch sẽ tươm tất.”
Mẹ tôi tay cầm đũa, tay chỉ trỏ thẳng vào mặt tôi như thể tôi là đứa làm gì sai trái ghê gớm lắm.
Tôi ngồi đơ ra, ăn hết một bát cháo trong im lặng và mặc kệ bà lải nhải chê bai suốt mười phút không ngừng.
Thấy tôi không phản ứng gì, bà lại nổi giận: “Câm à? Cái miệng đâu, chữ nghĩa học hết rồi để chó tha đi à?”
Không khí trên bàn cơm căng như dây đàn. Bố tôi chỉ cúi đầu lặng lẽ ăn, thở mạnh một cái cũng không dám.
Tôi đặt đũa xuống. Nhíu mày lại, rồi cố gắng giữ bình tĩnh giải thích:
“Con đã nói rồi, con không ăn sáng nên mẹ đừng gọi. Ngủ không đủ con sẽ đau đầu.”
“Là do mày sống vô tổ chức, phải rèn thói quen ngủ sớm dậy sớm thì mới khỏe được.” Mẹ tôi thản nhiên đáp.
Tôi gằn từng chữ nhắc lại: “Con muốn ngủ. Con không… Đói và con… Không muốn ăn.”
Mẹ tôi nghe vậy cao giọng nói: “Tao dậy từ sáng sớm nấu cơm cho mày mà mày còn tỏ vẻ tủi thân à? Mày ra đường mà xem, có nhà ai con gái lớn tướng rồi mà ở nhà không động tay động chân làm gì không?”
Tôi chỉ uể oải đáp: “Con mệt lắm rồi, con muốn ngủ.”
Bà lại không buông tha: “Ăn xong thì dọn phòng đi, bẩn như ổ lợn ấy.”
Tôi vẫn nhắm mắt nhắm mũi lặp lại: “Con thật sự rất mệt, con đi ngủ đây.”
Mẹ tôi bắt đầu mất kiên nhẫn: “Giờ cũng trưa rồi còn đòi ngủ gì nữa, lúc tao bằng tuổi mày là từ sáng tinh mơ đã phải dậy nấu cơm cho cả nhà rồi.”
Tôi cứ như cái máy lặp đi lặp lại nhu cầu của mình, còn bà thì cứ như chẳng hiểu tôi đang nói gì. Về sau tôi mới nhận ra, bà hiểu tất cả đấy… Nhưng bà không chịu chấp nhận mà thôi.
Bởi vì bà không thể chịu nổi, chuyện tôi được sống dễ chịu hơn bà ngày trước.
Lúc ấy tôi đã ở bờ vực sụp đổ. Mất ngủ khiến đầu tôi ong ong như có máy khoan xoáy vào não, không còn đủ tỉnh táo để suy nghĩ được gì nữa.
Tôi đập tay xuống bàn, bật ra một câu không kìm nổi: “Con đã bảo là đừng gọi rồi, mẹ không hiểu tiếng người à?”
Ngay lập tức, bà chuyển sang trạng thái tổn thương cực độ: “Được rồi được rồi, mày giỏi rồi đấy! Lớn rồi nên đủ lông đủ cánh rồi hả, sau này tôi không thèm quản nữa!”
Nói xong lại bắt đầu khóc lóc thảm thiết:
“Tao khổ sở làm lụng ở ngoài kia, không phải vì con cái thì vì ai? Bố của mày bất tài, tao lấy ông ấy vào nhà này chưa từng được sung sướng một ngày… Sao mày lại nỡ đối xử với mẹ của mình như thế này…”
“Giữa mùa đông lạnh căm mà tao còn phải giặt tay từng cái tã, hai bàn tay nứt toác chảy m.á.u đầy cả ra là vì ai chứ?”
Rõ ràng có máy giặt ở nhà nhưng bà không bao giờ chịu dùng, mà người khác dùng cũng không được. Điều hòa trong nhà, trời không nắng nóng đến mức ngộp thở thì đừng mơ được bật. Bật lên là bà kêu ngứa ngáy khắp người.
Với bà, tôi nhất định phải bước lại đúng con đường khổ cực bà từng đi. Chịu hết những nỗi vất vả bà từng chịu, rồi phải quay lại biết ơn bà suốt đời.
Mà bà lại rất giỏi chịu khổ, khổ xong còn diễn cho người ta thấy mình khổ!
Còn tôi—- Thôi thì để tất cả diệt vong đi vậy. Một người hỏi đất, một người trả lời trời thì xem rốt cuộc ai điên hơn ai.
Mệt quá… Giao tiếp với bà còn khó hơn làm việc với khách hàng oái oăm nhất.
Tôi cố nhịn cơn giận muốn hất tung cả bàn ăn, lặng lẽ mặc áo khoác rồi đi ra ngoài hít thở.
Khu tập thể cũ đầy mùi cơm khói và âm thanh náo nhiệt. Trẻ con chạy nhảy, cùng chó mèo kêu inh ỏi khiến đầu tôi càng đau như búa bổ.
Đúng lúc ấy, tôi thấy một quán cà phê ở đối diện. Bèn quyết định vào đó tránh tạm.
Ai ngờ vừa bước xuống lòng đường, đầu óc vẫn đang quay cuồng khiến mắt tôi hoa lên một cái. Không kịp nhìn đèn giao thông đã vô thức bước tới.
Một chiếc ô tô đang đi trên đường lao thẳng về phía tôi.
“Rầm!” Tôi thấy mình bay bổng lên không trung, tai nghe loáng thoáng những tiếng la hét, sau đó… chẳng còn biết gì nữa.
2.
Lần nữa mở mắt ra, tiếng gõ cửa dồn dập lại vang lên đúng giờ khiến người ta nghẹt thở.
Tôi theo phản xạ bịt chặt tai, nhưng tiếng gõ vẫn cứ dội vào từng nhịp. Kèm theo là tiếng mắng chói tai của mẹ tôi, khiến đầu óc tôi như muốn nổ tung.
“Sao còn chưa dậy? Không dậy là mẹ vào đấy nhé!”
Kiếp trước cũng vậy, bà chẳng bao giờ gõ cửa một lần rồi thôi. Cứ thế tự tiện đẩy cửa bước vào, cố tình đi ra đi vào liên tục gây tiếng động ầm ĩ chỉ để lôi tôi dậy ăn sáng bằng được.
Tôi từng không hiểu, bà làm những việc này là thật lòng vì tôi hay chỉ đơn thuần thấy vui vẻ khi hành tôi như vậy?
Từ nhỏ đến lớn, chuyện lớn chuyện nhỏ của tôi bà đều phải can thiệp. Từ việc mặc gì, học ngành nào hay chọn công việc gì, không có thứ gì bà không nhúng tay vào và điều quan trọng nhất chính là phải làm theo lời bà.
Mỗi lần tôi muốn đưa ra ý kiến riêng, đều bị bà chặn họng bằng vài câu cửa miệng:
“Mẹ làm vậy là vì con thôi.”
“Mẹ là mẹ con, mẹ còn hại con được chắc?”
“Mẹ ăn muối còn nhiều hơn con ăn cơm.”
Những lý lẽ đó như tảng đá nặng nề đè lên mọi kháng cự của tôi, khiến mỗi lần muốn phản kháng đều dần tan biến trong im lặng.
Không sai, là con một trong nhà tôi chẳng khác gì thú cưng của bà. Là túi xách hàng hiệu hay là thứ thể hiện thể diện của bà.
Chiếc váy tôi yêu thích, bà chê màu nhạt nên thẳng tay vứt bỏ. Bộ anime tôi mê mẩn, bà bảo máu me đáng sợ và xóa sạch không thương tiếc. Chàng trai tôi để ý, bà mắng là đồ nghèo rớt mồng tơi rồi ép tôi chặn luôn liên lạc.
Bà miệng thì hô hào tôi phải độc lập, nhưng thực chất lại bắt tôi lệ thuộc vào bà từng ly từng tí.
Trớ trêu hơn cả là bà còn rất biết ‘đóng vai’, trước mặt người ngoài thì tỏ ra là một người mẹ hiền từ và bao dung.
Thế nên mỗi lần tôi lên tiếng phản đối, thì lập tức sẽ có người đứng ra mắng tôi:
“Con bé này, mẹ nó làm vậy cũng chỉ vì thương con thôi mà.”
“Không biết điều gì hết, có con rồi mới hiểu lòng cha mẹ.”
“Mẹ con khổ sở nuôi con lớn từng này, con nên nghe lời đi.”
‘Hiểu chuyện’, ‘ngoan ngoãn’, ‘làm mẹ không dễ dàng gì’… Những lời đó biến thành xiềng xích trói chặt tôi, trở thành thứ vũ khí hoàn hảo để mẹ tôi kiểm soát tôi cả đời.
Mỗi khi tôi cứng rắn không chịu nhượng bộ, bà liền tung chiêu sát thủ cuối cùng đó là cắt viện trợ sinh hoạt phí.
Cuối cùng tôi lại vì một bữa cơm, phải quay về xin xỏ và thấp thỏm cúi đầu trước mặt bà. Lúc ấy bà sẽ vỗ nhẹ đầu tôi, mở miệng dạy dỗ bằng dáng vẻ người mẹ yêu thương con cái: ‘con cái hiếu thuận. Mẹ hiền đức độ, tất cả đều vì yêu thương con của mình’.
Chỉ trong mười phút ngắn ngủi bị tiếng gõ cửa ép tỉnh, tôi đã nghĩ được rất nhiều chuyện… Nghĩ về quá khứ, rồi lại nghĩ đến hiện tại.
Cơn đau do vụ tai nạn như vẫn còn âm ỉ trong từng thớ thịt, nhắc tôi nhớ rằng nửa đời trước của mình sống chẳng khác gì một con chó.
3.
Niềm vui sống lại còn chưa kịp nhen nhóm, thì đã bị tiếng gõ cửa như ác mộng từng nhịp dội xuống dập tắt.
Hãy là người bình luận đầu tiên
Nguyệt Truyện hoan nghênh các tác giả, dịch giả, nhóm dịch và các fanpage đăng truyện lên website của chúng tôi. Mọi chi tiết về nhuận bút, kiếm tiền và các thỏa thuận khác vui lòng nhắn tin trực tiếp đếnfanpage Facebook Nguyệt Truyệnhoặc email nguyettruyennet@gmail.com